PHOTOGRAPHER NÊN LÀM GÌ MÙA DỊCH ?
Sau bài ngành ảnh dịch vụ xử lý “khủng hoảng mùa dịch” như thế nào ? thì có mấy bạn hỏi cụ thể bây giờ phải làm gì? Bow thường trả lời vui rằng “Chả làm gì hết”. Tuy nhiên đó chỉ là câu nói vui. Đợt dịch lần hai này chứng minh rõ ràng truyền thông Mỹ đang dùng dịch bệnh như một công cụ để đấu đá chính trị, và đương nhiên chính trị Mỹ sẽ ảnh hưởng đến toàn thế giới. Chỉ cần sau tháng 11 khi bầu cử tổng thống Mỹ xong xuôi thì dù ai thắng cũng sẽ có vaccine và đâu lại vào đấy. Mọi quốc gia, mọi tổ chức sẽ đua nhau xây dựng kinh tế ào ạt dù có vaccine hay không. Hiện nay dù chưa chính thức có vaccine nhưng Ủy ban Châu Âu cũng đã ký hợp đồng đặt hàng một công ty Anh sản xuất và cung cấp vaccine cho toàn bộ các nước khối thinh vượng chung Châu Âu. Điều đó chứng tỏ họ cũng chuẩn bị sẵn mọi kế hoạch cho cuối năm nay và đầu năm sau.
Vậy trở lại với ngành ảnh dịch vụ tại Việt Nam thì điều ưu tiên hiện nay là không phải là làm cách nào kiếm tiền trong thời điểm này (mặc dù vấn đề “làm gì” ở thời điểm này thì bài trước đã cài cắm phân tích vài ý). Bow nghĩ điều ưu tiên hiện nay của ngành ảnh dịch vụ là phải chuẩn bị gì cho cuộc đua rầm rộ để đánh chiếm lại “thị trường” vào cuối năm nay và đầu năm sau. Vì khi thị trường “mở cửa” trở lại, chắc chắn nhiều thương hiệu nhiều doanh nghiệp sẽ lại tiếp tục ồ ạt quảng cáo, ồ ạt khuyến mãi, mức độ cạnh tranh sẽ lại như trước khi có dịch.
Cũng cần nhắc lại một chút về thì trường trước khi có dịch. Bow thường gọi đó là một thị trường bão hòa. “Bão Hòa” là khi mọi người đang bán cùng một sản phẩm, một dịch vụ như nhau, bán trên cùng một kênh, cho cùng một đối tượng khách hàng, thậm chí kênh quảng cáo cũng chả khác nhau là mấy. Có nhiều phương pháp bài bản để thoát ra khỏi một thị trường bão hòa như vậy nhưng có lẻ những cách thức “truyền thống” thường ở Việt Nam đó là thi nhau đạp giá xuống. Có lẽ do ngành ảnh cảm thấy mất nhiều thời gian để tìm ra những phương pháp khác, những phương pháp mà Bow thường nói trong các workshop nhiếp ảnh của mình, đó là những phương pháp có tính Innovation – sáng tạo, đổi mới, tái cơ cấu…Ngành ảnh dịch vụ lâu nay với lợi nhuận lớn nhưng lại thường thích ăn xổi, họ thường tìm kiếm những phương pháp mang tính chiêu trò để ăn xổi trước mắt. Ít người có ý thức xây dựng thương hiệu mang tính bền vững. Và chính vì vậy cách thức mọi người thường hay chọn khi gặp khủng hoảng, khi gặp cạnh tranh và gặp thị trường bão hòa thì đó chính là chọn cách cạnh tranh về giá. Cùng thi nhau đạp giá xuống. Việc đạp giá vô tình làm thị trường ngày càng bão hòa và cạnh tranh hơn. Bow thiết nghĩ thời điểm “rảnh rỗi” này chính là lúc thích hợp để innovation, để tái cơ cấu và vẽ lại mô hình kinh doanh nhằm chuẩn bị cho cuộc đua sắp tới sẽ khốc liệt hơn khi thị trường “mở cửa”. Và sau đây là một vài gợi ý của Bow cho những Innovation – đổi mới sáng tạo đó.
1. Công năng và quy trình của sản phẩm, dịch vụ
2. Quy trình trải nghiệm dịch vụ của khách hàng
4. Kênh tiếp thị và tương tác khách hàng
5. Phân khúc khách hàng
6. Giá cả
7. Yếu tố con người
1. CÔNG NĂNG VÀ QUY TRÌNH CỦA SẢN PHẨM, DỊCH VỤ:
Hãy tưởng tượng có 4 hãng xe hơi cùng tham gia thị trường. Công năng chiếc xe đều là 4 chỗ, chạy tốt, ít hao xăng, gía cả cũng ngang nhau, khách hàng như nhau, cách thức bán hàng như nhau. Nhưng nếu hãng A thêm một công năng cho chiếc xe như camera đậu xe từ trên cao hay một tính năng nào đó các hãng khác không có thì hãng A sẽ có sức hút hơn và bức ra khỏi thị trường. Khi các hãng khác đều đã cung cấp tính năng như hãng A thì thị trường lại tiếp tục bão hòa. Lúc này Hãng B thêm vài yếu tố trong quy trình bán hàng của hãng B chẳng hạn, xem chạy thử tại nhà, bảo dưỡng 24/7 hoặc trả góp 100%….thì lúc đó hãng B là hãng có ưu thế.
Đối với ngành ảnh dịch vụ, việc sáng tạo công năng cho sản phẩm, cho quy trình dịch vụ hoặc đơn giản hơn chỉ là hoàn thiện quy trình đó chính là việc phải ưu tiên tâm trí nhiều hơn là chụp theo trend để chốt deal. Bow từng chia sẽ nhiều trong lớp học về việc tận dụng sự phát triển chóng mặt về công nghệ để thêm công năng cho sản phẩm, thêm trải nghiệm dịch vụ cho khách hàng, từ việc báo giá, lựa ảnh, tương tác lúc chụp, hỗ trợ và chăm sóc khách hàng… thế nhưng rất ít người tiên phong đón đầu những việc đó. Vì đa số tâm lý mọi người là đợi thị trường làm hết rồi thì mình mới bắt đầu bắt chước … Từ đó mất đi sự cạnh tranh, chưa kể những cái bạn bắt chước theo thị trường, theo những photogapher hay những studio thành công chưa chắc đã là những thứ đi vào giá trị cốt lõi của sản phẩm , của dịch vụ mà thương hiệu bạn muốn hướng đến. Một số bạn khi học với Bow nói rằng : “Phải chi em học anh sớm hơn vài năm thì giờ em đã khác”. Bow không đánh giá cao chuyện đó vì nhiều bạn nói câu đó khi bạn hứng thú tìm thấy một chiêu, một ví dụ cụ thể mà Bow nói trong lớp. Trong khi nếu bạn thực sự suy nghĩ về sản phẩm của mình, bạn thực sự suy nghĩ cho khách hàng thì chính bạn mới phải là người tiên phong trong sáng tạo và ứng dụng nó chứ không phải chờ bất cứ một ai bày ra cho một vài ví dụ. Trong nội dung bài này Bow cũng sẽ không đưa ra các ví vụ về các công năng, hay quy trình mà bạn có thể gắn vào sản phẩm hay dịch vụ của mình. Bow muốn các bạn tự sáng tạo nấy trên chính sản phẩm và dịch vụ của các bạn.
Thêm một ví dụ ngoài lề cho các bạn. Các bạn thấy một cửa hàng tiện lợi mở cửa 24h không ? Đồ họ bán không tươi như ngoài chợ, cũng không rẻ như trong siêu thị. Nhưng bạn chọn mua đồ của họ vì nó Tiện Lợi, ở con đường nào cũng có, mua giờ nào cũng có. Vậy hai chữ “tiện lợi” ở đây chỉ là một trong rất nhiều công năng bạn có thể tìm hiểu tới trong việc phát triển công năng của sản phẩm dịch vụ mà bạn cung cấp như yếu tố: tính cách, yếu tố tâm lý tự khẳng định của khách hàng, yếu tố văn hóa…..
2. QUY TRÌNH TRẢI NGHIỆM DỊCH VỤ CỦA KHÁCH HÀNG:
Ở bài “xử lý khủng hoảng mùa dịch trước” Bow đã nói sơ về tầm quan trọng của sự trải nghiệm dịch vụ khách hàng. Các bạn có thể tìm đọc lại trước khi Bow nói sâu hơn. Các bạn photographer có thể dễ dàng nhìn thấy việc một buổi đi chụp dù các bạn chụp tệ đến mấy, dù chưa hài lòng về sản phẩm đến mấy, hoặc dù các bạn bỏ lỡ những gì quan trọng nhất của buổi chụp nhưng nếu khách hàng hôm đó thoải mái vui vẻ thì chả có việc gì thành vấn đề ghê gớm hết. Nhưng nếu ngày hôm đó khách hàng đã khó chịu và không hài lòng vì bất cứ thứ gì chẳng hạn như khâu make up, áo váy, di chuyển của bạn không làm họ ưng ý, hoặc quy trình tương tác của bạn không khéo khi họ bực mình cãi nhau …thì dù bạn chụp đẹp cách mấy họ cũng sẽ hành bạn cho ra bã. Sau buổi chụp bạn sẽ mất nhiều thời gian tâm trí để giải quyết cái hậu quả đó.Các bạn thường hay nói người này gặp thời, người kia có duyên buôn bán…nhưng bạn không ý thức rằng những người đó mang lại sự tin tưởng và thoải mái cho khách hàng hơn bạn dù là họ bán cái gì hay cung cấp dịch vụ gì… Bow đưa ra những dẫn chứng đó để bạn ý thức rằng quy trình trải nghiệm dịch vụ của khách hàng không phải chỉ là những công năng cho sản phẩm dịch vụ như những gì Bow đã nói ở ý trước, mà sâu hơn nó còn là sự trải nghiệm dịch vụ của bạn. Nó bao gồm tính cách thương hiệu từ tác phong thái độ đến sản phẩm. Nó bao gồm yếu tố con người như ekip nhân viên của bạn. Cái chỗ tiếp khách của bạn, từ cái bàn cái ghế đến ly nước bạn mời khách khi chốt deal…Nó bao gồm cả một quá trình những gì bạn tạo ra từ khi họ ý thức đến thương hiệu, đến khi họ mua và và sử dụng dịch vụ, đến cả sau khi họ đã nhận được sản phẩm kết thúc giao dịch với bạn. Sự trải nghiệm đó có làm họ sự tiện lợi, vui vẻ, thoả mãn, bất ngờ hoặc vinh dự được sử dụng dịch vụ của bạn. Để rồi sau đó họ nhất quyết giới thiệu và thuyết phục bạn bè họ phải sử dụng dịch vụ của bạn. Nếu nói cụ thể về ngành ảnh dịch vụ thì yếu tố trải nghiệm này là cả quy trình rất dài mà Bow từng phân tích trong lớp đặc biệt là nội dung “ Nắm bắt tâm lý – Làm chủ cảm xúc “. Mà khi đã gọi là “quy trình” thì không thể diễn ta bằng vài dòng ngắn gọn được. Chính vì vậy cũng như ý một, bạn tự phân tích lại quy trình của mình và ứng dụng những thao tác cũng như những công nghệ mà Bow từng hướng dẫn để ứng dụng nó nhé.
3. KÊNH BÁN HÀNG:
Ở đây chúng ta phải xác định sự khác nhau giữa các kênh bán hàng và các kênh tiếp thị. Kênh bán hàng này nó có thể bao gồm kênh đại lý, kênh liên kết, kênh digital như FB – Website, sàn thương mại marketplace, kênh bán hàng trực tiếp, kênh hoạt náo –activation như hội chợ triển lãm sự kiện … Bow từng chứng kiến một studio vừa mở ra trong vòng 1 năm đã đạt doanh thu khủng từng tháng nhờ khai thác tối đa một kênh liên kết hiệu quả. Đầu mối liên kết đó tạo phễu rất mạnh và giúp studio này tăng trưởng chóng mặt. Một số studio khác marketplace phù hợp, cũng chỉ trong vòng 1 năm cũng thành một thế lực.. Và tất nhiên Bow cũng từng chứng kiến nhiều người do chọn các hội nhóm và marketplace ở đâu tuốt bên Tây để rồi mò mẫm ở Việt Nam mãi sao chưa thấy tăng trưởng …Ngày nay công nghệ phát triển chóng mặt thậm chí với những trí thông minh nhân tạo hỗ trợ rất tốt từng mô hình kinh doanh khác nhau. Ví dụ đa số các bạn ngày nay phụ thuộc vào 1 kênh bán hàng duy nhất là Facebook nhưng Facebook Ads cũng đã build in các cách thức lấy Leads – khách hàng, kết hợp với thói quen người dùng trên web với PIXEL, hoặc kết hợp với kênh activation… tối ưu hóa nó với CRM và quăng cho bạn một danh sách thông tin những khách hàng đang tìm kiếm và cần tư vấn. Bạn chỉ cần đẩy qua cho bộ phận telesale tiếp khách với thông tin và nhu cầu mà khách đã tự giác điền vào để chờ bạn liên hệ và đó chính là đối tượng 99% phù hợp nhu cầu….Những thứ này không mới trên Facebook nhưng ít người làm vì FB chỉ hỗ trợ cho những ai có website rõ ràng, Trong khi phần lớn dân chụp ảnh lại chỉ ngại ứng dụng những cái mới, những cái chưa bị bão hòa, tối ngày chạy tương tác với tin nhắn như bao nhiêu ngàn người khác mà chưa chắc caí nào hiệu quả hơn.Khi thị trường bão hòa hay cạnh tranh, hoặc như bây giờ khi bạn đang rảnh rỗi, hãy nhìn nhận lại những ưu nhược điểm của “kênh phân phối” của bạn xem có thực sự ưu thế và khác biệt hay chưa ? Vẫn còn vô số kênh bán hàng hay ho chưa được khai thác đúng cho ngành cưới.
4. KÊNH TIẾP THỊ VÀ TƯƠNG TÁC KHÁCH HÀNG.
Ngành Marketing thay đổi từng ngày từng giờ. Cách tiếp cận khách hàng ngày càng tinh tế vì tâm lý khách hàng ngày nay đang dị ứng với quảng cáo, đang từ chối quảng cáo. Bạn lướt Facebook mà thấy các post quảng cáo thì đa phần có thói quen lướt qua nhanh đến nổi chưa kịp xem người ta đang quảng cáo cái gì. Chỉ cần thấy post đó có giao diện quảng cáo, có các icon emoji màu mè là lướt cho lẹ. Ai đó telesale gọi điện đến cho bạn chào mời bất động sản…, chưa kịp nghe nó bán cái gì đã từ chối hoặc cúp máy ngay cho đỡ mất thời gian …Vậy nhiệm vụ quảng cáo tiếp thị ngày nay không phải là làm sao để người ta biết bạn đang bán cái gì mà nhiệm vụ ngày nay khó hơn nhiều. Đó chính là làm sao để họ không thể từ chối sản phẩm và dịch vụ của bạn.Đa số ngành ảnh hiện nay phụ thuộc quá nhiều vào Facebook. Điều đó không sai vì Facebook vẫn là kênh hiệu quả ở thời điểm hiện tại. Tuy nhiên chính vì tất cả đang quá phụ thuộc vào duy nhất kênh Facebook nên việc thi trường bão hòa là điều dễ hiểu. Trong khi Facebook chỉ là một trong các kênh Digital như Instagram, như Google Ads, như Tiktok …..Nội kênh digital này bạn đã thực sự có hệ thống để quản lý đầy đủ và có kế hoạch để phân bổ ngân sách hiệu quả nhất ở tất cả các kênh hay chưa ..Đó là chưa nói đến Marketing không chỉ có Digital Marketing. Nó còn có kênh cộng đồng, kênh liên kết, kênh truyền miệng …Hãy lấy ví dụ về kênh truyền miệng. Ai cũng biết kênh truyền miệng là kênh cực kì hiệu quả vì khi một khách hàng cũ giới thiệu dịch vụ của bạn cho một người bạn bè của họ thì người khách hàng cũ đó với tâm lý khẳng định sự hiểu biết của họ về lĩnh vực này, họ đã vô tình nêu ra điểm mạnh điểm khác biệt trong dịch vụ của bạn. Họ đã vô tình giúp bạn một phần rất lớn trong khâu “tư vấn” hay “chốt deal” rồi…Một người khách hàng mới chịu sự ảnh hưởng bởi quảng cáo bằng rất nhiều kênh như Facebook, truyền thông, báo chí…nhưng một lời nói của người bạn thường có giá trị mạnh hơn tất cả những thứ còn lại. Nhưng vấn đề đặt ra là làm sao để khách hàng cũ luôn nhớ đến bạn, luôn giới thiệu về dịch vụ của bạn khi có cơ hội ? Cụ thể hơn là khi bạn đã có các kênh quảng bá tiếp thị đang vận hành cùng lúc, nhưng bạn muốn đẩy mạnh kênh truyền miệng này thì phải bắt đầu từ đâu. Câu trả lời chính là khâu chăm sóc khách hàng – After service, và một phần trong đó cũng chính là khâu tăng trải nghiệm dịch vụ của khách hàng mà Bow đã phân tích ở trên.
Để Bow nói cho bạn nghe về nghề ảnh dịch vụ. Khi bạn đã có sản phẩm và dịch vụ tốt thì dù thị trường có thay đổi thế nào hay gặp biến cố gì bạn cũng khó mà chết ngay tức khắc lắm. Ít nhất bạn vẫn sẽ “ngáp ngáp” được trong 1 -2 năm nữa nếu bạn có được kênh truyền miệng và giới thiệu này. Bow chứng kiến nhiều photographer hay studio dù không phải là trong mùa khủng hoảng nhưng luôn trong tình trạng phải chụp giựt đối tác liên kết, phải căng thẳng bơm tiền Facebook với giá chuyển đổi ngày càng cao chỉ vì họ làm dịch vụ không dựa trên giá trị đích thực muốn đem lại cho khách hàng. Freelance ai cũng dễ dàng chém gió rằng coi khách hàng là bạn bè, nhưng “bạn bè” kỉ niệm ngày cưới, sinh con đẻ cái, khai trương khánh thành họ cũng chẳng biết đến để có một động thái chúc mừng. Trong khi nhưng việc nhỏ nhặt đó ngày này với sự tiến bộ về công nghệ thì không cần phải đích thân họ cầm điện thoại mà bấm nữa.
Vậy hãy tranh thủ lúc rảnh rỗi mùa dịch để xem lại cơ cấu doanh nghiệp của bạn. Để xem các khâu đã được vận hành khoa học bài bản và trơn tru hay chưa. Và mỗi kênh đó bạn sẽ ưu tiên chọn phương pháp nào trước phương pháp nào sau theo lộ trình nào. Bạn đã tối ưu hóa hệ thống để phát triển từng kênh Marketing hay chưa. Đừng chờ thị trường đi trước rồi mới bắt đầu. Cũng như đừng chỉ chụp theo từng chiêu và phụ thuộc vào 1 phương pháp hay một kênh duy nhất như kênh truyền miệng mà Bow vừa chia sẻ.
Facebook Comments