fbpx
Home » Fujifilm X-M1 & X-A1 – Bạn cần gì ở một Mirrorless Camera ?

Fujifilm X-M1 & X-A1 – Bạn cần gì ở một Mirrorless Camera ?

Review Fujifilm X-M1 & X-A1

         

Bow101_nhiếp ảnh_fujifilm X-M1 X-A120131213_0087

 

Lúc trước Bow đã từng xài qua vài đời Sony Nex, Fujifilm X100, X-Pro1 nhưng cái thì chất lượng không cao, cái thì fixed ống kính, cái thì quá kềnh càng nên không xài nữa. Dạo này thấy mọi người bàn tán về máy Mirrorless nhiều nên Bow cũng muốn tìm cái nào đó nhỏ gọn để xài, tuy nhiên nó phải đáp ứng được nhu cầu công việc của Bow. Tiêu chí đầu tiên là phải rẻ. Nếu đắt thì cứ xài D-SLR cho rồi, vẽ vời thêm làm gì :))  

Thích kiểu dáng hoài cổ của Fuji đã lâu. Lúc trước có con X-Pro1 thì không hứng thú lắm vì nó bự và kềnh càng quá. Nay Fuji đã ra X-M1 và X-A1 nhỏ gọn cầm vừa tay nên quyết đinh rinh cả 2 em về. 

Ở đây Bow chỉ test cái Mirrorless nhỏ gọn có đáp ứng được nhu cầu của những người chụp chuyên nghiệp hay không thôi nên nội dung bài này chỉ dành cho những ai chụp ảnh nghiêm túc hoặc sống bằng nghề ảnh. Còn những ai hay đi tìm đọc mấy cái thông số lằng nhằng hay muốn xem mấy cái chức năng vớ vẩn màu mè  để hù con nít thì sẽ ko có đâu nha :))  

Tất cả file Bow chụp đều là File Raw convert bằng ACR. Còn bạn nào quen xem review với Saturation rực rỡ cũng đừng la ó, vì Bow luôn chỉnh máy về Standar để có màu sắc trung thực nhất nhằm phục phụ việc retouch đạt hiệu quả cao nhất. Tất cả hình trong bài này đều được chụp bên lề buổi quay và chụp chương trình thời trang của đài VTV và những hình này chụp để test máy nên không chỉnh sửa retouch gì. Mọi người vui lòng đừng comment khó nghe về người mẫu nhé. Bộ ảnh chụp chính thức bằng hai máy này sẽ được cập nhật trong thời gian tới.

Fujifilm X-M1 trước nhé. Nghe đồn X-M1 có sensor công nghệ X-Trans độc quyền gì đó của Fuji nên Bow ưu tiên chụp với hàng khủng Super EBC XF 23mm F1.4
   

Bow101_nhiếp ảnh_fujifilm X-M1 X-A120131213_0086

Cảm giác cầm X-M1 rất thỏai mái, không quá kềnh càng như X-Pro1 cũng ko quá nhỏ như mấy cái P&S. Còn chất lượng lens của Fujinon Aspherical thì nổi tiếng xưa nay rồi nên ko cần nói thêm huống chi con này là 23mm 1.4. Lens này có 2 chế độ AF và MF bằng cách đẩy vòng Focus lên xuống. Lúc đầu nhìn thấy lens cứng cáp quá cứ tưởng chỉ có MF nên cứ MF mà chụp:)) Bow ưu tiên chụp chế độ A ưu tiên khẩu và điều chỉnh EV bằng cái nút roll bằng ngón cái, khá thuận tiên. Mỗi lần cần chuyển ISO thì chỉ việc nhấn nút Fn (Function) cạnh nút chụp đã được Bow set sẵn cho ISO là vào thẳng.  

Khi bấm vào nút WB trên thân máy và vào chọn Auto thì nó hiện ra luôn Shift WB ngay trong đó. Thật sự là Bow đã CHOÁNG vì điều này:)) . Vào thử các chế độ WB khác thì nó cũng hiện ra luôn Shift WB cho mình chỉnh thêm. Những ai từng nói chuyện nhiếp ảnh với Bow thì đều biết Bow luôn nói rằng Auto WB của hãng nào cũng tốt nhưng Bow luôn chỉnh kèm Shift BW để mình có thể làm chủ hoàn toàn màu sắc của ảnh trong mọi trường hợp. Auto WB ở đây là tất cả các chế độ WB chứ không phải chỉ “AWB” nhé. Newbie của D-SLR thì thường bỏ qua cái Shift WB này rồi cứ la làng lên là màu sắc thế này thế nọ. Thậm chí bản thân Bow dù đánh giá rất cao Shift WB vẫn lâu lâu quên chỉnh trên DSLR  vì làm biếng vì phải chỉnh rồi chụp test thử trong DSLR . Huống chi DSLR lại chia thành 2 mục khác nhau trong menu rất lằng nhằng. Thế là với X-M1 thì khỏi sợ quên cái mục quan trọng này. Ấn tượng !    

 ISO 640   F1.4   1/10s :    Nhìn thông số là biết nó tối cỡ nào rồi nhé . Chả hiểu do mình cứng tay hay do cái gì mà chụp 1/10s nét qúa hehe

DSCF0212

 ISO 1250   F1.4    1/25s : 

Bow101_nhiếp ảnh_fujifilm X-M1 X-A120131101_0068

 ISO 2500  F1.4   1/40s:  

Bow101_nhiếp ảnh_fujifilm X-M1 X-A120131101_0066

ISO 5000  F1.4   1/70s :    

Bow101_nhiếp ảnh_fujifilm X-M1 X-A120131101_0067

 Sáng hôm sau chụp daylight với X-M1 thì mới kinh ngạc thật sự :

ISO 200    F1.4  1/1500s :  Để ý độ chuyển mờ-rõ sáng-tối xung quanh mẫu nhé.  Cái này ko hiểu do hệ thống len XF có đuôi sau lens nhỏ hơn đuôi sau của lens Canon EOS mà sao lúc trước chụp Canon 7D lại không có được cái hiệu ứng FF này.  

Bow101_nhiếp ảnh_fujifilm X-M1 X-A120131124_0069

 

Bow cũng đã chụp qua vài đời Sony Nex và Olympus với  nhiều ống kính có độ mở tương đương (trong đó có Leica) cũng chưa bao giờ thấy được hiệu độ chuyển vùng êm như vầy. Bạn nào thắc mắc về độ chuyển thì đọc bài này nhé : Crop vs Fullframe 

Bow101_nhiếp ảnh_fujifilm X-M1 X-A120131124_0070

 Quá bất ngờ và sung sướng nên nhờ mẫu di chuyển để mình chụp “động” với MF xem có thể dùng máy này đi chụp cưới được không .

Đã chụp động với MF rồi mà chơi nổi focus ở 1.4 nữa chứ hihi

Bow101_nhiếp ảnh_fujifilm X-M1 X-A120131124_0073

Bow101_nhiếp ảnh_fujifilm X-M1 X-A120131124_0074

Bow101_nhiếp ảnh_fujifilm X-M1 X-A120131124_0075

Bow101_nhiếp ảnh_fujifilm X-M1 X-A120131124_0076

DSCF0423

Bow101_nhiếp ảnh_fujifilm X-M1 X-A120131124_0072 

Bow101_nhiếp ảnh_fujifilm X-M1 X-A120131124_0071

Sau này mới biết cách để bật lens qua AF, Ai ngờ chỉ cần đẩy nhẹ cái vọng Focus trên lens, làm cứ hì hục kiếm trong menu giống như cái 18mm F2. Làm lúc đó chụp MF gần chết. Nhưng cũng nhờ vậy mới biết mình manual focus khá nhanh :)) Dù sao đi nữa chụp với lens này MF vẫn thích hơn vì rất êm và mượt tay.  

 Thực sự ấn tượng với cái hiệu ứng Full Frame mà cái máy Crop này có được. Chắc chắn bộ ảnh cưới tiếp theo Bow sẽ chụp với X-M1 vì những gì Bow cần nhất cho chụp cưới thì X-M1 đều có :

– Hiệu ứng của FF – mờ- rõ, sáng tối .   

– Chọn chế độ WB nào cũng cho chỉnh tiếp Shift WB ngay trong WB đó. → Cực thích cái này

– Cái vòng chỉnh EV ngay ngón cái để có thể chỉnh liên tục khi Bow chụp với chế độ ưu tiên khẩu Av.

– Nút Fn ngay ngón trỏ, có thể chọn bất kì tính năng nào cho nó. Bow thì chọn ISO vì mấy cái khác đều đã có sẵn trên thân máy như WB, AF, chụp liên tục hay one shot  .v.v.v

Giờ đến Fujifilm X-A1

Nên nhớ X-A1 và X-M1 thì giống nhau từ trong ra ngoài, chỉ khác mỗi cái tên và cái …sensor :)) Chả hiểu Fuji làm ra hai cái như vầy để làm gì nữa :))  

 Ai cũng bảo X-Trans Sensor của X-M1 tốt hơn. Ừ thì cứ coi như tốt hơn đi vì Bow cũng không chắc mình có thể nhìn thấy được sự chệnh lệch giữa ảnh các máy có thông số khác nhau. Chính vì vậy xưa nay Bow chưa bao giờ đọc bất cứ dòng review nào để coi thông số sensor. Bow sẽ chỉ chụp, đem hình về bỏ vào máy và cảm nhận chất lượng theo cái gì cần thiết cho công việc của mình. Ở hai máy này Bow thấy sự khác biệt đôi chút của sensor khi chụp ở điều kiện ánh sáng tệ như trời âm u sắp tối và đem về zoom hết cỡ để xem chi tiết, hoặc retouch nát bét tấm hình. Nhưng có lẽ sự khác biệt đó dù có cũng chả đáng kể và cũng chả ai dùng nó để chụp Print Ads quảng cáo giá ngàn USD cả .   

Dynamic Range. của X-A1:

 Nếu mọi người nhìn vào ảnh dưới đây  sẽ thấy cạnh bóng đổ rất bén. Chứng tỏ lúc đó nắng rất gắt, chênh lệch 2 vùng ánh sáng rất cao. Tính chụp Direct Sunlight nhưng chả hiểu sao nó ra tấm ảnh như vầy nữa. Chắc do file Raw :))  

ISO 200 F1.6   1/4000s : 

Bow101_nhiếp ảnh_fujifilm X-M1 X-A120130302_0077

 Vọc thêm vài tấm trong lúc người mẫu đang quay với đài truyền hình :  

Bow101_nhiếp ảnh_fujifilm X-M1 X-A120130228_0079

 

Bow101_nhiếp ảnh_fujifilm X-M1 X-A120130228_0078

Bow101_nhiếp ảnh_fujifilm X-M1 X-A120130228_0080

Bow101_nhiếp ảnh_fujifilm X-M1 X-A120130228_0081

Bow101_nhiếp ảnh_fujifilm X-M1 X-A120130228_0082

 Mấy tấm đầu chụp thì thấy hơi ngượng vì chưa quen với kiểu quan sát bố cục qua LCD, nhưng sau vài shot thì cũng quen dần nhưng vẫn thích cảm giác kê con mắt vào máy hơn:

Bow101_nhiếp ảnh_fujifilm X-M1 X-A120130228_0083

Bow101_nhiếp ảnh_fujifilm X-M1 X-A120130228_0084

 Đến lượt lens kit 16-50mm F3.5-5.6 :

 Có lẽ lần cuối cùng Bow dùng một cái lens kit hay lens zoom 2 khẩu là cách đây 6 năm với E-FS 18-55mm của Canon. Đáng lẽ Bow cũng đã vứt con kit này ở nhà vì chả mong đợi gì ở một lens kit cho newbie nhưng vì nó đẹp quá, rất hợp với con X-A1 màu hồng của Bow nên đem theo chụp lặt vặt khè mấy em teen vậy :))

Bow101_nhiếp ảnh_fujifilm X-M1 X-A120131213_0085

Chụp lens 16-50mm này làm Bow nhớ lại thời mới chơi ảnh, không có tiền mua wide nên cứ phải xài lens kit để chụp. Cũng tiện đúng không 🙂

DSCF0489

 Tiện thì tiện chứ thật lòng mà nói chưa thấy lens kit nào nét như vầy. Ai không tin thì cầm lens kit Canon, Nikon ra chụp thử rồi so sánh nhé. Còn không thì google các bài review ống kit khác sẽ thấy.

Mở tối đa F5.6 tại 50mm nhé.

 

DSCF0504

 Crop :

DSCF0504C

Khoảng cách xa hơn thử:  

DSCF0494

Crop :

DSCF0494C

DSCF0496

Crop :

DSCF0496C

 Ống Kit mà chụp ra như vầy thì không biết kết luận sao luôn :))) 

Giờ thì đến Auto Focus nhé: Bow chụp thử Auto Focus với Lens Fujinon 18mm F2 

Mới đầu Bow thấy rất thích vì màn hình thì rộng mà các điểm focus thì trải khắp màn hình ( 49 điểm) nên chụp gì cũng khỏi cần recomposed cứ chọn điểm focus nào trùng với một trên 49 điểm focus phủ khắp màn hình cũng được. Nghĩ thầm trong đâu tại sao các máy DSLR lại không làm điểm focus phủ khắp màn hình như vầy mà cứ gom vào giữa để bà con chụp re-composed cứ out nét rồi la làng hoài. Sau đó khi chụp chủ thể di chuyển thì Bow cảm thấy hơi bực mình vì mỗi lần muốn thay đổi điểm focus phải bấm nút AF trên body rồi di chuyển từng nấc một đến điểm focus hay vùng focus mình muốn. Bow thấy hơi mất thời gian nếu chụp những khoảng khắc nhanh hay chủ thể di chuyển liên tục. Bow thấy manual focus nhanh hơn và có cảm giác máy film hơn

Lúc mới vừa đi chụp về được 5 phút thì nhiều bạn đang có mặt ở Studio có hỏi Bow về hai máy này và Bow có cho xem ảnh tại chỗ và cũng bình luận giống như trên và có khuyên  ai xài theo kiểu “chuyên nghiệp” thì nên chụp Manual focus cho sướng chứ chụp auto focus mất thời gian vì phải vào menu di chuyển điểm Focus. Tuy nhiên sau đó khi vọc cái menu Bow mới thấy có tổng cộng 5 chế độ chọn focus khác nhau, auto có, tracking có, có thể thay đổi kích thước của điểm focus (Bow gọi là điểm chứ không gọi là vùng vì nó không rộng như 1 zone trong DSLR) cộng với Face Detection và việc set nút Fn về Focus Mode thì có lẽ nó sẽ là lợi thế để có thể thay đổi các chế độ focus nhanh hơn nhiều. Bow tạm thời rút lại lời nói về focus với các bạn nha :))   

 Ưu Điểm:  Ngoài những ưu điểm Bow nêu ở trên còn có nhiều ưu điểm khác như   

– Chọn được metering mode như Multi, Spot, Average ( Trong menu lại ghi là Photometry nên mới đầu đọc chả hiểu gì cả :)) )

– AE-AF Lock

– Cả đống chế độ chụp và màu sắc độc quyền của Fujifilm như Velvia, Astia 

– GPS

– Có built-in Wi-fi đẩy hình về ipad iphone hay Android .v.v.v   

– Flash có thể đẩy lên trời để Bouncing . khỏi cần gắn flash rời 

– Kiểu dáng màu sắc xì teen

– Giá rẻ : Cái này quan trọng nhất :))    

Khuyết điểm: 

– Wake-up không nhạy. Mỗi lần máy đi ngủ mà bấm nhẹ vào nút chụp theo kiểu D-SLR thì ko xi-nhê vì phải nhấn sâu nút chụp.  

– Không chọn focus theo zone được mà chỉ chọn 1 là điểm hai là auto, tracking (Phải chi có Joystick như D-SLR nhỉ ? :))   

– Xài thẻ SD và tốc độ chép chậm. Nếu chụp Jpeg thì ko sao nhưng nếu chụp file Raw chừng 25MB 1 tấm thì mỗi lần chụp xong mà muốn view hình liền thì chỉ view được tấm vừa chụp, qua tấm khác phải chờ 2-3 giây để nó bật chế độ view lên mới di chuyển được.

– Bow thích Kiểu dáng Fuji một phần vì nó mang thiết kế cổ điển của Rangefinder, nên việc không có cái “rangefinder viewfiner” gây khó chịu ít nhiều cho những người từng chụp máy film như Bow. Tuy nhiên nếu có mà làm máy bự như X-Pro1 thì lại mất tiêu chí nhỏ gọn mà Bow cần. 

Nhưng xin lưu ý , với những khuyết điểm trên là Bow đang so sánh với máy D-SLR 5D Mk III mà Bow đang xài nhé. Còn nếu so sánh với các máy Mirrorless khác thì mọi người tự xem thử nó là ưu điểm hay khuyết điểm hihi 

 

Kết Luận:

Nếu bạn là Advance Amateur, muốn theo đường chuyên nghiệp và nâng cao tay nghề và budget dư giả thì cứ mua D-SLR Full Frame từ từ xài.

Nếu budget không đủ hoặc bạn chỉ xác định mua DSLR Crop xài tạm thì hãy mua X-M1 hay X-A1. Dành tiền mua D-SLR Full Frame chứ đừng mua D-SLR Crop. Đọc bài so sánh này để hiểu rõ hơn : Máy Crop vs Fullframe 

Nếu bạn là chuyên nghiệp. Đã biết rõ mình cần gì ở thiết bị để phù hợp cho thể loại ảnh bạn chụp. Đã xác định được trường phái và phong cách chụp thì với các điểm Bow nêu ở trên Bow tin chắc bạn sẽ quan tâm 1 con với cái Lens có tiêu cự phù hợp phong cách để giảm trọng lượng cái balo thiết bị khi bạn đi chụp, hoặc đơn giản dùng để back up. Và đặc biệt nếu bạn là người chụp ống 35mm F1.4 trên Full Frame thì bạn không thể bỏ qua con 23mm F1.4 này.    

Nếu bạn là nghiệp dư chỉ cần máy để đi du lịch mà vẫn quan tâm tới nhiếp ảnh và muốn có hình chất thì 2 máy này là lựa chọn hợp lý. X-A1 rẻ kiểu dáng đẹp, vintage và có nhiều màu sắc teen là cái bạn nên xem xét :))  Sắp tới Bow sẽ đem 2 máy này đi Mỹ và Châu Âu đồng thời chụp cưới bằng máy này bên đó luôn cho gọn nhẹ. :)) 

Nếu bạn là Advance Amateur nhưng chưa biết rõ phong cách mình muốn chụp, chưa biết thiết bị nào phù hợp cho phong cách hay trường phái của mình. Chưa biết mình cần chụp tiêu cự nào ánh sáng gì và màu sắc ra sao mà chỉ mua dựa vào thông số review hay quảng cáo thì bạn cứ là mua đại cái point & shoot hoặc bất cứ cái máy nào có kiểu dáng bạn thích vì đằng nào bạn cũng chẳng tận dụng hết được những ưu thế của máy này hoặc bất cứ máy nào bạn mua. Phí lắm !

Bây giờ đa số các hãng cho ra mấy cái tào lao gì không à. Canon thì 24-70mm f4 v.v.v  Sony, Olympus, Nikon thì làm mấy cái để đại gia thẩm du là chính vì chụp chuyên nghiệp sẽ không xài mà chụp chơi thì quá mắc. Đối với Bow nếu là mua Mirrorless thì chỉ mua với giá tiền phù hợp cho cái mà Mirrorless đem lại và sẽ lựa cái tốt nhất trong khoản tiền đó, còn không thì cứ dùng tiền mua hoặc nâng cấp DSLR chuyên nghiệp để làm việc.

 

Gọn nhẹ không mọi người :)))))))

Bow101_nhiếp ảnh_fujifilm X-M1 X-A120131123_0088

 

Xem Thêm ảnh Gốc chụp bằng Fujifilm X-M1 với diễn viên Hồng Ân tại đây 

By Bow letrinh ©Bow101.com 

Facebook Comments

About the author

BOW LE TRINH

Bow LeTrinh là nhiếp ảnh gia người Mỹ gốc Việt. Anh là người sáng lập Bow101 từ năm 2012 đến nay và đã đào tạo hơn 4000 nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp hiện đang làm việc tại Việt Nam cũng như trên thế giới . Anh là được xem là người đã thay đổi thị trường cưới Việt Nam trong 6 năm trở lại đây.

Add Comment

Click here to post a comment

BÀI VIẾT MỚI